image banner
Mận hậu chín đỏ - “Mùa no ấm” nơi biên giới Yên Châu
Lượt xem: 213
Xã Phiêng Khoài, Lóng Phiêng... là “thủ phủ mận hậu" của huyện Yên Châu (Sơn La). Vào vụ thu hoạch, dọc hai bên đường, xe tải, xe container lạnh xếp hàng dài chờ thu mua mận hậu để chuyển về các tỉnh miền xuôi tiêu thụ. Trung bình mỗi ngày, hàng trăm tấn mận hậu của huyện Yên Châu được thu mua.

 

Nông dân trồng mận hậu có của ăn của để

Ngay từ sáng sớm, dọc hai bên đường vào trung tâm xã Phiêng Khoài, xã Lóng Phiêng của huyện Yên Châu (Sơn La) được mệnh danh là thủ phủ của vùng mận hậu Sơn La, những đoàn xe tải tấp nập nối đuôi nhàu đậu ở ven đường đợi đóng những thùng mận của người dân để chuyển về các tỉnh miền xuôi tiêu thụ.

 

Để kịp thời đóng mận cho thương lại, khi mặt trời mới lấp ló trên đỉnh núi, gia đình anh Bùi Văn Xiêm, bản Yên Thi, xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu (Sơn La) đã có mặt trên nương hái mận. Vườn mận gia đình anh Xiêm đã chín đỏ, tranh thủ được thương lái thu mua với giá cao, hôm nay gia đình anh nhờ thêm vài người họ hàng hái cho kịp để đóng thùng chuyển cho thương lái.

 

Vừa hái mận, anh Xiêm vừa vui vẻ chia sẻ với chúng tôi: Gia đình anh có hơn 2 ha mận hậu, canh tác được hơn chục năm nay. So với các loại cây trồng khác, trồng mận hậu người nông dân ở vùng này có lời hơn trồng các loại cây khác. Năm nay mận hậu được mùa, giá lại nhỉnh hơn mọi năm, trừ tất cả các chi phí đầu tư, gia đình anh thu được một khoản khá.

 

"Nói chung trồng mận hậu này thì công chăm sóc vất vả hơn một chút so với trồng các loại cây lương thực khác, nhưng ngược lại lợi nhuận lại cao hơn gấp 2-3 lần. Từ khi trồng mận hậu gia đình cũng có của ăn của để", anh Xiêm nói.

 

Chia sẻ về bí quyết trồng mận hậu cho mẫu mã đẹp, năng xuất cao, được thương lái săn đón tận vườn anh Xiên cho biết: Trước kia người dân vùng này canh tác mận hậu chưa chú trọng đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào canh tác, cứ trồng cây mận xuống đất, cây lớn đến đâu, cho quả đến đâu thì thu đến đó. Có những năm thiên tai, dịch bệnh, vườn mận bị sâu bệnh hại, không có quả, thị người dân cũng mặc kệ, bỏ vườn.

 

"Thì trường giờ đòi hỏi lắm các anh ơi, mình không tạo ra quả mận to, mẫu mã đẹp, mận sạch giờ không cạnh tranh nổi, không bán được giá, làm nông mà cứ phụ thuộc vào thời tiết thì khổ, mình phải đầu tư vào canh tác mới có lời được", anh Xiên nói.

 

Anh-tin-bai

Nông dân huyện Yên Châu (Sơn La) đóng mận hậu vào các thùng giao cho thương lái. Ảnh: Thuần Việt

 

Để được những quả mận to, đều và chín đẹp như này, ngay sau khi mỗi vụ thu hoạch, gia đình tôi phải tập chung cắt tỉa những cành già, cành bị sâu bệnh hại, tạo tán để cây hấp thụ nguồn anh sáng, kịp thời bổ sung phân bón, chất dinh dưỡng cho cây. Không chỉ kịp thời áp dụng các tiến bộ khoa học vào canh tác, quyết định một mùa mận bội thu việc đủ nước tưới cho mận hậu là rất quan trọng. Để chủ động nguồn nước tưới tiêu, gia đình anh đã đầu tư khoan giếng, lắp đặt hệ thống thống phun sương tưới tự động.

 

Có mặt tại vườn mận gia đình anh Xiêm, đóng mận vào thùng bốc lên xe ô tô để vận chuyển đi các tỉnh tiêu thụ, chị Vì Thị Bình, thương lái đến từ tỉnh Phú Thọ chia sẻ: Mận hậu vùng này so với các nơi có chất lượng và mã quả đẹp hơn. Khách hàng ở tỉnh rất ưa chuộng mận của Yên Châu.

 

"Mỗi ngày chúng tôi thường thu mua từ 15-20 tấn mận, để xuất bán đi các chợ cho các thương lái đầu mối ở các tỉnh Bắc, Trung, Nam. Quả mận ở Lóng Phiêng ngon, ngọt, mẫu mã đẹp, đỏ phấn nên tiêu thụ rất thuận lợi", chị Bình cho biết.

 

Mận hậu, cây trồng chủ lực giúp nông dân vùng biên giới vươn lên

Trên địa bàn huyện Yên Châu (Sơn La) hiện có trên 3.000 ha mận hậu, tập trung chủ yếu các xã Phiêng Khoài, Lóng Phiêng, sản lượng dự kiến đạt khoảng 30.000 tấn quả. Thời vụ thu hoạch chính bắt đầu từ trung tuần tháng 5 kéo dài đến đầu tháng 7 dương lịch.

 

Ông Lù Văn Cường, Chủ tịch UBND huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La thông tin: Cùng với xoài và nhãn, mận hậu là cây trồng chủ lực của Yên Châu. Huyện đang tập trung cao cho việc giới thiệu sản phẩm mận đến các thị trường lớn; tìm kiếm đối tác tiêu thụ; nhân rộng mô hình trồng theo hướng hữu cơ, tạo ra những trái mận hậu "Ruby" chất lượng đáp ứng tiêu chí khắt khe thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu. 

 

Để nâng cao giá trị thương hiệu mận hậu, những năm qua, UBND huyện chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện phối hợp với các xã tập trung hướng dẫn các HTX, người dân đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc mận hậu theo quy trình VietGAP, đốn tỉa, tạo tán, chăm sóc, sử dụng nhiều phân hữu cơ; chủ động trong tưới tiêu. Đến nay, giá trị trái mận hậu của Yên Châu trên thị trường tương đối cao so với các sản phẩm cùng loại.

 

Huyện Yên Châu (Sơn La) đang tập trung cao cho việc giới thiệu sản phẩm mận đến các thị trường lớn; tìm kiếm đối tác tiêu thụ; nhân rộng mô hình trồng theo hướng hữu cơ, tạo ra những trái mận hậu "Ruby" chất lượng đáp ứng tiêu chí khắt khe thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu. Cùng với đó, sẽ thực hiện mở rộng việc cấp mã số vùng trồng; khảo sát, mời đơn vị tư vấn, thiết kế mẫu mã bao bì riêng cho sản phẩm mận hậu Yên Châu (Sơn La).

Nguồn bài viết: trangtraiviet.danviet.vn
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 39
  • Hôm nay: 2530
  • Trong tuần: 42 601
  • Tất cả: 22528789