Kêu gọi nộp đề xuất dự án nhỏ hỗ trợ các tổ chức sản xuất rừng và trang trại phát triển rừng và trang trại bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam năm 2023
Thứ Sáu, 29/09/2023 11:26
Lượt xem: 1224
KÊU GỌI NỘP ĐỀ XUẤT
DỰ ÁN NHỎ HỖ TRỢ CÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT RỪNG VÀ TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN RỪNG VÀ TRANG TRẠI BỀN VỮNG VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM NĂM 2023
Do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam quản lý
Với sự tài trợ của Chương trình Hỗ trợ Rừng và Trang trại (FFF) của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO)
Ngày thông báo kêu gọi nộp đề xuất: Thứ 6, ngày 29 tháng 9 năm 2023
Giới thiệu
Về Chương trình FFF II
Chương trình Hỗ trợ Rừng và Trang trại giai đoạn II (FFF II) tiếp tục được gia hạn thực hiện tại Việt Nam đến năm 2025. Chương trình FFF II là một Chương trình gồm nhiều nhà tài trợ, nằm trong Phân Ban Kinh tế, Chính sách và Sản phẩm rừng (FOE) thuộc Ban Lâm nghiệp của Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc (FAO) nhằm hỗ trợ các tổ chức sản xuất rừng và trang trại (THT, HTX, LHHTX…) có cảnh quan chống chịu biến đổi khí hậu và cải thiện sinh kế bền vững dựa vào rừng và trang trại thông qua 04 kết quả đầu ra: (1) Cải thiện năng lực quản trị và thúc đẩy các cơ chế, chính sách liên quan tới các tổ hợp tác, hợp tác xã (THT, HTX, LHHTX…) thông qua các diễn đàn liên ngành, đa ngành; (2) tăng cường khả năng kinh doanh, tiếp cận thị trường và tài chính của các THT, HTX, LHHTX… thông qua các dịch vụ phát triển kinh doanh và chuỗi giá trị công bằng; (3) giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua nâng cao nhận thức về môi trường, sự tham gia trực tiếp của các THT, HTX, LHHTX…kết hợp với các biện pháp sinh kế tổng hợp; (4) cải thiện việc tiếp cận công bằng của các THT, HTX, LHHTX… với các dịch vụ văn hóa và xã hội.
Tại Việt Nam, Chương trình FFF II được thực hiện bởi Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (VNFU) để hỗ trợ các tổ chức sản xuất rừng và trang trại,
( FFPOs), các nhóm/ các THT, HTX/ LHHTX… sản xuất rừng và trang trại tại tỉnh Yên Bái, Bắc Kạn, Hòa Bình, Sơn La và và có thể mở rộng hoạt động tại một số tỉnh mạng lưới tại miền núi phía Bắc như: Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Hà Giang... Khi Chương trình huy động được thêm nguồn lực.
Để tìm hiểu thêm thông tin về chương trình FFF II, vui lòng truy cập: http://www.fao.org/partnerships/forest-farm-facility/en/
Về dự án nhỏ
Mục đích
Mục đích của dự án nhỏ là để hỗ trợ các hoạt động sản xuất và kinh doanh bền vững dựa vào rừng và trang trại thông qua việc khuyến khích các nông dân sản xuất đơn lẻ, cộng đồng hoạt động theo các tổ chức của nông dân ( các nhóm.THT, HTX, LHHTX…) các tổ chức phát triển sản xuất và kinh doanh sản phẩm lâm nghiệp, nông lâm nghiệp kết hợp, theo chuỗi sản phẩm, bảo đảm đa dạng sinh học, các biện pháp dựạ vào hệ sinh thái,các hoạt động nâng cao thu nhập từ rừng và cảnh quan rừng, giảm nghèo bền vững , nâng cao sinh kế và thích ứng với biến đổi khí hậu. Dự án nhỏ có thể được sử dụng để thành lập mới một tổ chức của người sản xuất hoặc kiện toàn các tổ chức hiện có để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực tổ chức cho họ. Các dự án tài trợ nhỏ có thể kéo dài tối đa 12 tháng và phải đảm bảo tạo cơ hội tham gia bình đẳng cho phụ nữ, thanh niên, người dân tộc thiểu số và/hoặc các đối tượng yếu thế khác trong xã hội.
Những hoạt động của dự án nhỏ có thể hỗ trợ bao gồm, nhưng không giới hạn trong các hoạt động sau theo 04 kết quả đầu ra:
(1) Cải thiện năng lực quản trị và thúc đẩy các cơ chế, chính sách liên quan tới các tổ chức sản xuất rừng và trang trại( FFPOs), các tổ hợp tác, hợp tác xã (THT, HTX. LHHTX…) thông qua các diễn đàn liên ngành, đa ngành.
-
Tổ chức của người sản xuất rừng và trang trại ( FFPOs) có kế hoạch vận động chính sách thể hiện mối quan tâm của các thành viên
-
Các diễn đàn liên ngành, đa ngành được tăng cường với sự tham gia tích cực của đại diện tổ chức FFPOs, đặc biệt là sự tham gia của phụ nữ, thanh niên và người dân tộc thiểu số
-
Khuyến khích hợp tác giữa các tổ chức và các cơ quan ban ngành liên quan để vận động chính sách hướng tới quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên
-
Quan tâm bình đẳng giới trong tổ chức, khuyến khích sự tham gia của phụ nữ, lãnh đạo của tổ chức là nữ.
(2) Tăng cường khả năng kinh doanh, tiếp cận thị trường và tài chính của các FFPOs(THT, HTX. LHHTX…) thông qua các dịch vụ phát triển kinh doanh và chuỗi giá trị công bằng
-
Hình thành mới và/hoặc kiện toàn các tổ hợp tác, hợp tác xã, Liên hiệp HTX… các tổ chức sản xuất rừng và trang trại ( FFPOs)
-
Phát triển thị trường và cải thiện hoạt động kinh doanh cho các sản phẩm từ rừng và trang trại, phát triển các chuỗi sản phẩm lâm, nông nghiệp, các hợp đồng, liên kết hợp tác với các doanh nghiệp, các tác nhân trong chuỗi ngành hàng
-
Khuyến khích thực hiện các hoạt động phân tích thị trường và phát triển kinh doanh, quản lý rủi ro, ươm mầm kinh doanh, sản xuất kinh doanh dựa vào rừng và trang trại bền vững, , tăng quyền năng cho phụ nữ trong lãnh đạo và sản xuất kinh doanh
-
Nâng cao cơ hội tiếp cận với các thông tin thị trường, các nguồn tín dụng( bao gồm cả xây dựng tín dụng nội bộ, tín dụng xanh…) nghiên cứu và tiếp cận thị trường, tăng cường hợp tác kinh doanh theo chuỗi và kết nối với các chương trình và hoạt động liên quan đến chứng chỉ rừng , trồng rừng, phục hồi rừngvà quản lý rừng bền vững, trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng gỗ lớn, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm gỗ có chứng chỉ, nông, lâm sản canh tác bền vững dựa vào hệ sinh thái, canh tác hữu cơ, thân thiện môi trường, đa dạng simh học, thích ứng với biến đổi khí hậu, ...
-
Cải thiện, hỗ trợ quy trình sơ chế, chế biến, chứng nhận, đóng gói, marketing, kiểm soát chất lượng, để tạo thêm nhiều giá trị gia tăng cho các sản phẩm.
-
Ứng dụng công nghệ thông tin ( như truy xuất nguồn gốc, quản lý sản xuất, kinh doanh chuỗi sản phẩm, thương mại điện tử…) trong sản xuất, kinh doanh, tiếp cận thị trường và hoạt động của tổ chức
-
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng lực tổ chức, hoạt động, và bộ máy quản lý, quản trị của các tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp HTX, tổ chức của những người sản xuất rừng và trang trại. Phát triển dịch vụ ươm mầm kinh doanh trong tổ chức để cung cấp dịch vụ cho các thành viên, hỗ trợ phát triển các THT, HTX gắn với các sản phẩmtheo chuỗi
(3) Giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua nâng cao nhận thức về môi trường, sự tham gia trực tiếp của các THT, HTX kết hợp với các biện pháp sinh kế tổng hợp
-
Có sáng kiến về quản lý tổ chức, sản xuất kinh doanh lâm nghiệp hoặc tham gia trực tiếp liên quan đến tăng khả năng giảm thiểu và thích ứng với BĐKH và phụ hồi cảnh quan , các giải pháp dựa vào hệ sinh thái, thích ứng với BĐKH.
-
Có sáng kiến hướng tới tăng cường quan hệ đối tác với các chương trình phục hồi cảnh quan hoặc khí hậu toàn cầu và quốc gia
-
Có sáng kiến lồng ghép vấn đề BĐKH vào hoạt động của tổ chức.
-
Khuyến khích các sáng kiến làm giàu rừng, trồng rừng và phục hồi rừng, quản lý và phát triển rừng bền vững, canh tác nông lâm nghiệp dựa vào hệ sinh thái, giảm phát thải khí nhà kính, tăng lượng hấp thụ cac-bon, nông lâm kết hợp, đa dạng sinh học, nông nghiệp hữu cơ, thân thiện môi trường, tăng cường khả năng phục hồi với biến đổi khí hậu
(4) Cải thiện việc tiếp cận công bằng của các THT, HTX với các dịch vụ văn hóa và xã hội
-
Có sáng kiến cung cấp các dịch vụ xã hội và văn hóa cho các thành viên, các dịch vụ liên quan đến cảnh quan rừng, môi trường, du lịch simh thái, nông lâm nghiệp, các giá trị văn hóa tài nguyên bản địa (hướng tới những thành viên yếu thế )
-
Có ý tưởng kết nối với tiến trình thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ và các chương trình phát triển khác của chính phủ bao gồm các quyền văn hóa và xã hội
-
Các hoạt động can thiệp theo kết quả này nên chủ yếu nhắm mục tiêu, nhưng không chỉ dành riêng cho: (i) người cận nghèo và người nghèo và (ii) phụ nữ, (iii) thanh niên và (iv) người dân tộc thiểu số,.
Đối tượng tham gia
Đề xuất có thể được gửi từ các đơn vị, tổ chức đáp ứng các điều kiện sau:
-
Đơn vị nộp đề xuất có thể là một tổ chức đã được thành lập hoặc mong muốn thành lập một tổ chức mới của những người sản xuất lâm nghiệp hoặc nông lâm kết hợp. Các loại hình tổ chức có thể là tổ chức của những người sản xuất rừng và trang trại, những người dân tộc thiểu số và của cộng đồng địa phương; các hiệp hội trồng rừng và nông lâm kết hợp; hiệp hội các chủ rừng; các tổ hợp tác, HTX. Liên hiệp HTX, các tổ chức quản lý rừng cộng đồng, hay tổ hợp tác, HTX đã thành lập chính thức; các liên minh hợp tác xã và Hội Nông dân ở địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) mà các tổ chức của người sản xuất rừng và trang trại trực thuộc.
-
Đơn vị nộp đề xuất có phạm vị hoạt động taị tỉnh Yên Bái, Bắc Kạn, Sơn La, Hòa Bình, Thái Nguyên và một số địa bàn các tỉnh mạng lưới tiềm năng khác ngoài các tỉnh đang tham gia Chương trình FFF II nhưng có đề xuất phù hợp, tạo tác động lớn, đáp ứng với mục đích và kết quả đầu ra của Chương trình.
-
Đơn vị nộp đề xuất cần phải đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền và có tài khoản ngân hàng đứng tên của tổ chức. Trong trường hợp một tổ chức có đề xuất tốt nhưng tại thời điểm nộp bản đề xuất tóm tắt, tổ chức vẫn đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục đăng ký với chính quyền và chuẩn bị mở tài khoản ngân hàng, Ban quản lý Chương trình FFF II vẫn chấp nhận thông qua có điều kiện bản đề xuất tóm tắt đó. Nhưng tại thời điểm nộp bản đề xuất dự án chi tiết, tổ chức phải hoàn thiện xong toàn bộ quy trình đăng ký và có tài khoản ngân hàng đứng tên tổ chức.
-
Đơn vị nộp đề xuất có thể là một tổ chức phi lợi nhuận của Việt Nam và phải chứng minh được khả năng huy động và hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức sản xuất rừng và trang trại ( FFPOs). những người sản xuất lâm nghiệp hoặc nông lâm kết hợp.
-
Các hoạt động được đề xuất là những hoạt động sản xuất rừng và trang trại bền vững, sử dụng các biện pháp dựa vào hệ sinh thái, thân thiện môi trường và thích ứng với BĐKH
Ngân sách
Mỗi đơn vị chỉ được nộp tối đa 01 đề xuất và tổng ngân sách xin tài trợ của 01 đề xuất trong khoảng 10.000 USD (tương đương với 230.000.000 VND – hai trăm ba mươi triệu đồng)
Khoản tài trợ này sẽ không được phép sử dụng để mua các trang thiết bị sản xuất, máy móc, phương tiện đi lại. Chỉ một số trường hợp ngoại lệ chứng minh được sự cần thiết cần mua các cây giống, phân bón, hoặc các vật tư đầu vào để hoàn thiện sản phẩm( mẫu mã, bao bì, chứng nhận…) cần hỗ trợ ban đầu hoặc đổi mới công nghệ mới, công nghệ sinh học được xem xét.
Thời gian thực hiện dự án: từ 6 đến 12 tháng
Tiêu chí lựa chọn
-
Dự án được đề xuất có khả năng tạo ra các tác động về xã hội, kinh tế và môi trường nhằm khuyến khích việc sản xuất và kinh doanh bền vững các hàng hóa và dịch vụ từ rừng và nông lâm nghiệp trên cảnh quan rừng.
-
Các hoạt động được đề xuất phù hợp với các chính sách hiện tại hoặc cung cấp các thông tin quan trọng để vận động thay đổi hoặc xây dựng các quy định, chính sách mới
-
Đơn vị đề xuất chứng minh được năng lực của mình thông qua việc cung cấp thông tin các dự án do đơn vị đã và đang được thực hiện.
-
Khuyến khích các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX), LH HTX có tiềm năng và đang có hoạt động sản xuất kinh doanh gửi đề xuất.
-
Đơn vị đề xuất có đối ứng (đóng góp bằng tiền mặt hoặc nhân lực hoăc hiện vật như nguyên vật liệu sản xuất) để thực hiện các hoạt động của dự án.
-
Các hoạt động của dự án có kết nối hoặc mong muốn kết nối với mạng lưới các tổ chức của người sản xuất khác như Hội Nông dân và các cơ quan ban ngành liên quan khác như các cơ quan chính quyền, các tổ chức phi chính phủ, các nhóm cộng đồng, nhóm khách ang, doanh nghiệp, người trung gian và thể hiện được dự án sẽ giúp tăng cường việc hợp tác và kết nối này như thế nào.
-
Đề xuất dự án thể hiện rõ tính bền vững về môi trường, kinh tế, văn hóa, xã hội của các hoạt động dự kiến thực hiện, khuyển khích phụ nữ tham gia lãnh đạo, tăng quyền năng cho phụ nữ và bình đẳng giới
-
Đề xuất dự án chứng minh được là dự án phù hợp với mục tiêu của Chương trình FFF II là “Các tổ chức của người sản xuất rừng và trang trại (THT, HTX) trong đó có phụ nữ, thanh niên và người dân tộc thiểu số trở thành các tác nhân thay đổi chủ yếu đối với cảnh quan chống chịu biến đổi khí hậu và cải thiện sinh kế cho người dân địa phương”.
Quy trình lựa chọn đề xuất dự án
Các đơn vị/ tổ chức quan tâm sẽ nộp bản tóm tắt đề xuất dự án theo mẫu ở Phụ lục 1 bằng Tiếng Việt. Sau khi được lựa chọn thông qua đề xuất tóm tắt, các đơn vị sẽ được mời tham gia một khóa tập huấn viết đề xuất dự án chi tiết hoặc BQL Chương trình FFF II sẽ hướng dẫn, góp ý cho đề xuất. Sau đó, các đơn vị sẽ hoàn thiện đề xuất và nộp lại đề xuất dự án chi tiết cho Ban quản lý Chương trình. Một nhóm công tác sẽ được thành lập để đánh giá chất lượng các bản đề xuất dự án cũng như kiểm tra tính hợp lệ của đơn vị nộp đề xuất. Khoản tài trợ sau đó sẽ được cấp cho những đơn vị hợp lệ và có đề xuất dự án tốt được lựa chọn.
Bản tóm tắt đề xuất dự án xin gửi bằng email hoặc đường bưu điện tới địa chỉ: Ông Phạm Tài Thắng, Thúc đẩy viên Chương trình FFF II, Email: phamtaithang@gmail.com; ĐT: 0974353839; địa chỉ: Ban Đối ngoại và Hợp tác Quốc tế, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, số 9 Tôn Thất Thuyết, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Ngoài bì thư/email, xin ghi rõ chủ đề: “Nộp đề xuất tóm tắt dự án nhỏ của FFF II năm 2023”
Hạn gửi email /hoặc bì thư đề xuất dự án ngày cuối cùng Ban Quản lý Chương trình FFF cần nhận được là 17giờ 00 ngày 20 ? tháng 10 năm 2023.
|