image banner
Tăng cường năng lực sản xuất, kinh doanh của các THT, HTX gắn với bình đẳng giới và chuỗi giá trị
Lượt xem: 10897
(Cổng ĐT Hội ND) - Ngày 9/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (Hội NDVN) tổ chức Hội thảo tổng kết Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) năm 2022 và lập kế hoạch năm 2023 với sự tham gia của Hội ND 5 tỉnh có dự án gồm: Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên.

Toàn cảnh Hội thảo tổng kết Chương trình FFF II năm 2022 và lập kế hoạch hoạt động năm 2023

 
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Trưởng Ban Đối ngoại và Hợp tác quốc tế Trung ương Hội NDVN, Phó Giám đốc Chương trình FFF II Nguyễn Thị Việt Hà cho biết: Từ năm 2015, nhờ sự tài trợ của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), Hội NDVN được lựa chọn là đối tác chính thực hiện Chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) giai đoạn I tại Việt Nam. Sau những thành công nhất định của giai đoạn I, Chương trình FFF giai đoạn II (từ năm 2019- 2022 và sẽ được kéo dài đến năm 2025) tiếp tục được triển khai thực hiện.
 

Mục tiêu chính của Chương trình FFF II là các tổ chức của người sản xuất rừng và trang trại (THT, HTX) trong đó có phụ nữ, thanh niên và người dân tộc thiểu số trở thành các tác nhân thay đổi chủ yếu đối với cảnh quan chống chịu biến đổi khí hậu và cải thiện sinh kế cho người dân địa phương. Địa bàn hoạt động của Chương trình FFF giai đoạn II được thực hiện chủ yếu tại 5 tỉnh, 12 huyện, 17 xã.

 
Trong năm 2022, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức cả chủ quan lẫn khách quan, tuy nhiên Chương trình FFF II đã đạt được những kết quả rất tích cực. Thông qua việc triển khai Chương trình FFF II đã giúp cho 41 THT, HTX ở 5 tỉnh được củng cố, thành lập mới với 912 hộ thành viên chính thức và 1.897 hộ thành viên liên kết cùng tham gia. Trong đó, có 41,5% người là nữ; 61,5% người dân tộc; 11,7% là thanh niên.

 
Đáng chú ý, gần 12.000 nông dân trồng rừng và cán bộ Hội các cấp đã và đang được hưởng lợi từ Chương trình. Năng lực sản xuất, kinh doanh của các THT, HTX và thu nhập của thành viên được tăng cường gắn với bình đẳng giới và chuỗi giá trị. Chương trình đã giúp nâng cao thu nhập từ 15- 20% và giảm nghèo bền vững cho các thành viên tham gia.

 

Theo Ban Quản lí dự án cho biết, có gần 12.000 nông dân trồng rừng và cán bộ Hội các cấp đã và đang được hưởng lợi từ Chương trình

 
Bên cạnh đó, thông qua các diễn đàn liên ngành, đa ngành mà các cơ chế, chính sách có liên quan tới các THT, HTX cũng được thúc đẩy thuận lợi hơn. Từ những nội dung được thảo luận nội bộ, thảo luận với chính quyền địa phương và các bên liên quan đã góp phần thêm tiếng nói, giải quyết những khó khăn cho các THT, HTX, nông dân làm rừng và trang trại. Mặt khác, các chính sách mới về phát triển lâm nghiệp, Luật Lâm nghiệp, Nghị định về phát triển Nông nghiệp hữu cơ, về HTX, THT, chuỗi liên kết trong sản xuất nông, lâm nghiệp cũng được cung cấp kịp thời tới các THT, HTX.

 
Nhờ đó, khả năng kinh doanh, tiếp cận thị trường và tài chính của các THT, HTX được tăng lên thông qua chuỗi giá trị gắn bình đẳng giới và cung cấp dịch vụ cho các thành viên… Một số THT đã phát triển lên thành các HTX; đã tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ để đưa vào siêu thị và xuất khẩu.

 
Tham gia Chương trình FFF II đã giúp các thành viên dần hiểu được lợi ích khi làm việc theo nhóm, cùng hợp tác. Các thành viên đã cùng nhau góp vốn đầu tư kinh doanh, chế biến nhằm tăng chất lượng và giá trị của các mặt hàng nông sản.

 
Tại Hội thảo, các đại biểu cùng đại diện lãnh đạo Hội ND 5 tỉnh tham gia dự án đã tích cực phát biểu ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm, kết quả thực hiện và những bài học cụ thể từ Chương trình FFF II. Đồng thời, đề xuất các ý kiến để xây dựng mạng lưới các nhóm hộ, các tổ hợp tác, Hợp tác xã sản xuất rừng và trang trại...

 
Đồng chí Lưu Văn Quảng- Chủ tịch Hội ND tỉnh Bắc Kạn cho biết: Từ khi triển khai Chương trình FFF II đã tạo sự thay đổi rõ rệt về tư duy, nhận thức của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Bà con đã thực sự quan tâm đến việc sản xuất ra những sản phẩm sạch thông qua quy trình canh tác hữu cơ; quan tâm đến sức khỏe bản thân cũng như sức khỏe người tiêu dùng.

 
Hội ND tỉnh trực tiếp hướng dẫn các THT, HTX thực hiện công tác kiểm tra đồng ruộng, đôn đốc các thành viên tuân thủ đúng quy trình sản xuất hữu cơ để tiến hành cấp chứng nhận PGS (chứng nhận hữu cơ) sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Tổ chức đào tạo về kỹ năng, phương pháp kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS…

 
Thông qua thực hiện Chương trình FFF, các mô hình canh tác theo hướng hữu cơ ngày càng được nhân rộng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 3 sản phẩm được chứng nhận hữu cơ, gồm: Bí xanh thơm; dong riềng; gạo Nếp Tài. Cùng với đó là sự chuyển đổi nhận thức của người nông dân về tính hiệu quả của kinh tế rừng, chú trọng đầu tư trồng rừng gỗ lớn, biết đầu tư, khai thác dược liệu dưới tán rừng để tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.

Đồng chí Hoàng Xuân Long- Phó Chủ tịch Thường trực Hội ND tỉnh Yên Bái chia sẻ kinh nghiệm và những bài học cụ thể, kết quả thực hiện Chương trình FFF II tại địa phương

 
Theo đồng chí Hoàng Xuân Long- Phó Chủ tịch Thường trực Hội ND tỉnh Yên Bái khẳng định: Mô hình nông nghiệp hữu cơ, trồng rừng gỗ lớn đã mang lại hiệu quả rất tốt cho bà con nông dân trên địa bàn. Từ những cách làm hay, sáng tạo của các mô hình đã tạo sức lan tỏa rộng rãi tới bà con nông dân chưa tham gia vào THT, HTX. Người dân đã nhận thấy đạt được nhiều lợi ích (cả về kinh tế và sức khỏe) nên ngày càng có nhiều người đồng hành, muốn tham gia vào chương trình. Đây chính là sự lan tỏa rõ nét mà Chương trình FFF hướng đến.

 
Năm 2022, Ban Quản lý Chương trình FFF tỉnh và Hội ND tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện dự án tại 4 xã thuộc 2 huyện Trấn Yên và Yên Bình. Một số hoạt động cụ thể như: Hỗ trợ các nhóm hộ phát triển mô hình sinh kế; tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, thu hái và sơ chế dược liệu; khai thác bảo quản mật ong; lập kế hoạch sản xuất kinh doanh; hỗ trợ xây dựng mô hình sinh kế dưới tán rừng, xây dựng chứng nhận sản phẩm OCOP…

 
Kết quả đạt được hiện nay đó là các chuỗi sản phẩm khai thác những giá trị dưới tán rừng như mật ong, lá khôi nhung đang được xây dựng thương hiệu để cấp chứng chỉ OCOP và đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Nhờ đó, thu nhập của người dân từ rừng được nâng cao rõ rệt so với trước đây.

Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm tại Hội thảo tổng kết Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II

 
Phát huy những kết quả đạt được trong năm 2022, các đại biểu đã cùng thảo luận thống nhất Chương trình hoạt động FFF II năm 2023 sẽ tập trung thực hiện tốt những nội dung trọng tâm nhằm đạt được 04 kết quả quan trọng. Cụ thể gồm: Kết quả 1, các cơ chế, chính sách liên quan tới các THT, HTX được thúc đẩy thuận lợi hơn thông qua các diễn đàn liên ngành, đa ngành. Kết quả 2, khả năng kinh doanh, tiếp cận thị trường và tài chính của các THT, HTX được tăng cường thông qua chuỗi giá trị gắn bình đẳng giới và cung cấp dịch vụ cho các thành viên. Kết quả 3, giảm thiểu, thích ứng, chống chịu đối với biến đổi khí hậu được cải thiện thông qua việc tham gia trực tiếp của các THT, HTX và lồng ghép với các biện pháp sinh kế tổng hợp. Kết quả 4, tiếp cận các dịch vụ văn hóa và xã hội được cải thiện và bình đẳng.

 
Trong đó, Chương trình sẽ tiếp tục tập trung hỗ trợ, củng cố các tổ THT, HTX phát triển bền vững; hỗ trợ phát triển các THT, HTX mới. Hỗ trợ xây dựng mạng lưới liên kết, hợp tác giữa các THT, HTX; đẩy mạnh liên kết, hợp tác giữa các THT, HTX với các bên liên quan, nhất là với doanh nghiệp.

 
Đồng thời, nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ của các cấp Hội như: Xây dựng nhãn hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, cung ứng vật tư đầu vào, tiếp cận tín dụng, marketing sản phẩm... Tăng cường công tác truyền thông về quản lý, khai thác, phát triển rừng gắn với trang trại bền vững, giảm phát thải CO2.

 
Tăng cường sự phối hợp, hợp tác với các đối tác, cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương, doanh nghiệp để chia sẻ các sáng kiến, huy động nguồn lực hỗ trợ các THT, HTX. Nghiên cứu nhân rộng mô hình thành công trong hệ thống Hội, mở rộng địa bàn thực hiện chương trình.

Các đại biểu của Hội ND Sơn La cùng tham gia làm việc nhóm để thảo luận thống nhất Chương trình hoạt động FFF II năm 2023


Đến nay, Chương trình FFF II đã hỗ trợ thành lập và duy trì hoạt động 12 nhóm nòng cốt ở 17 xã tham gia với 92 thành viên…

 
Nhờ đó, khả năng kinh doanh, tiếp cận thị trường và tài chính của các THT, HTX được tăng lên thông qua chuỗi giá trị gắn bình đẳng giới và cung cấp dịch vụ cho các thành viên… Năm 2022, tổ chức được 27 lớp tập huấn kỹ thuật, kỹ năng cho 897 người tham gia; 23 buổi đi tham quan, học tập tại các mô hình sản xuất cho 466 người; phối hợp tổ chức được 15 hội chợ, triển lãm…
 

Có 18 HTX/THT đã xây dựng Quỹ tài chính xanh để giúp các thành viên sản xuất, kinh doanh rừng và trang trại bền vững.
Tin cùng chuyên mục
1 2 3 4 5  ... 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 24
  • Hôm nay: 952
  • Trong tuần: 41 023
  • Tất cả: 22527211