image banner
Hội thảo quốc tế FFF công nhận các tổ chức sản xuất quy mô nhỏ là tác nhân của khả năng phục hồi
Lượt xem: 830
Các tổ chức sản xuất rừng và trang trại quy mô nhỏ đang xây dựng khả năng chống chịu với khí hậu trong cộng đồng của họ và với sự hỗ trợ phù hợp có thể tạo ra sự khác biệt trên quy mô lớn để duy trì cảnh quan rừng và trang trại khi đối mặt với biến đổi khí hậu.
Các đại biểu tham gia Hội thảo cùng chụp ảnh lưu niệm


Thông điệp được đưa ra vào tuần này khi kết thúc Hội thảo quốc tế chia sẻ và học hỏi giữa các Tổ chức sản xuất Rừng và Trang trại, do Hội Nông dân Việt Nam (VNFU) và Chương trình hỗ trợ Rừng và Trang trại (FFF) của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) tổ chức.

 
Các đại biểu từ 32 quốc gia trên khắp châu Á, châu Phi, châu Âu và châu Mỹ Latinh - bao gồm các quan chức chính phủ và đại diện tổ chức sản xuất rừng và trang trại đã tham gia Hội thảo kéo dài 5 ngày, được tổ chức với chủ đề “Hãy bảo vệ tương lai của chúng ta: Hỗ trợ người dân địa phương đa dạng hóa để phục hồi trước biến đổi khí hậu và an ninh lương thực”.

 
Hội thảo đã cung cấp hiểu biết chung về những thách thức mà các tổ chức ở cơ sở phải đối mặt và chia sẻ các bài học kinh nghiệm về phát triển các mô hình kinh doanh thích ứng với khí hậu, ví dụ như thông qua đa dạng hóa giống, chuỗi giá trị, sản phẩm, cơ chế tài chính và thị trường.

 
Ông Ewald Rametsteiner, Phó Giám đốc Ban Lâm nghiệp của FAO cho biết: “Khi các hộ nông dân sản xuất rừng và trang trại cùng hợp tác với nhau, họ có thể là những tác nhân mạnh mẽ của sự thay đổi”.

 
Hội nghị đã tạo cơ hội hiếm có cho các hộ sản xuất nhỏ từ khắp nơi trên thế giới, một số từ vùng sâu vùng xa, kết nối mạng lưới, học hỏi lẫn nhau và xây dựng tiếng nói thống nhất ở cơ sở.

 
Nguồn tài chính bền vững
Nhìn chung, 1,5 tỷ hộ sản xuất rừng và trang trại quy mô nhỏ cung cấp ít nhất một phần ba lượng lương thực trên thế giới trong khi họ chỉ có 12% diện tích đất nông nghiệp. Nhưng trong khi tổng tài chính khí hậu quốc tế dành cho các nước đang phát triển đã vượt quá 70 tỷ đô la Mỹ hàng năm kể từ năm 2017, thì có ít nhất 10% quỹ toàn cầu đến được cấp địa phương, nhưng chỉ 1,7% các tổ chức địa phương được tiếp cận.

 
Các sáng kiến cho mô hình tài chính là một chủ đề thảo luận quan trọng trong sự kiện này và Hội thảo đã nghe ý kiến từ các chương trình tài trợ vi mô thành công và các quỹ lãnh thổ bản địa.

 
“Hội thảo đã nhận thấy rõ sự cần thiết phải có định hướng nguồn tài chính bền vững, trong ngắn hạn và dài hạn, cho các hộ nông dân quy mô nhỏ thông qua các tổ chức sản xuất của họ để tăng cường vai trò của họ với tư cách là những người ủng hộ và cung cấp dịch vụ cho các thành viên của họ và giải quyết các cuộc khủng hoảng” Bà Sophie Grouwels, điều phối viên khu vực Chương trình FFF của FAO cho biết. “Ngoài ra, cần phải làm nhiều hơn nữa để giúp các tổ chức đó tiếp cận nguồn tài chính toàn cầu và tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu”- bà nói thêm.

 
Các khuyến nghị chính
Các khuyến nghị từ Hội thảo, được chia sẻ với Diễn đàn Toàn cầu Thập kỷ Canh tác hộ Gia đình (UNDFF) của LHQ, bao gồm lời kêu gọi:


• Tăng cường sự công nhận các tổ chức sản xuất rừng và trang trại là tiếng nói của các hộ gia đình, hỗ trợ năng lực vận động hành lang của họ và cung cấp bằng chứng về khả năng cung cấp dịch vụ cho các thành viên để giải quyết khủng hoảng khí hậu.
 
• Các tổ chức sản xuất rừng và trang trại với tư cách là những tác nhân chính trong việc xây dựng và thực hiện chính sách và các đối tác bình đẳng trong việc phát triển các cơ chế tài trợ khí hậu.


• Thúc đẩy các khuôn khổ pháp lý và chính sách để tăng cường quyền sử dụng đất đai của cộng đồng địa phương và người dân bản địa, đồng thời hỗ trợ người dân địa phương đa dạng hóa, ưu tiên thực hành sinh thái nông nghiệp và nông lâm kết hợp tại địa phương, đặc biệt tập trung vào phụ nữ, thanh niên và dân tộc thiểu số.
 
• Hỗ trợ các tổ chức sản xuất rừng và trang trại củng cố tổ chức nội bộ và kỹ năng khởi nghiệp để họ có thể thu hút thanh niên đến với nông nghiệp và khôi phục kiến ​​thức truyền thống.

 

Chương trình hỗ trợ Rừng và Trang trại là sự hợp tác giữa FAO, IIED, IUCN và AgriCord, cung cấp hỗ trợ cho các tổ chức địa phương, tìm cách cải thiện khả năng chống chịu với khí hậu và sinh kế.
Tin cùng chuyên mục
1 2 3 4 5  ... 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 81
  • Hôm nay: 3360
  • Trong tuần: 43 431
  • Tất cả: 22529619