image banner
Bắc Kạn: Xây dựng các mô hình gia tăng giá trị từ rừng
Lượt xem: 444
(Cổng ĐT HND)- Chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF 2) luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện của lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền các cấp và các ngành liên quan ở địa phương, các mô hình do Chương trình đã thay đổi nhận thức của người dân về sản xuất hữu cơ, sản xuất liên kết, gia tăng giá trị dưới tán rừng.
Hội đã tuyên truyền, hỗ trợ các THT, HTX trồng thảo dược dưới tán rừng nhằm giúp hội viên, nông dân gia tăng giá trị từ rừng.


Ban quản lý thực hiện Chương trình FFF II tỉnh (Ban Quản lý) tiếp tục duy trì hoạt động của nhóm nòng cốt tại 03 xã hướng dẫn, đôn đốc các THT, HTX thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, duy trì tổ chức và hoạt động Ban Điều phối PGS Bắc Kạn để tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các THT, HTX sản xuất các sản phẩm hữu cơ, bao gồm: 10 ha lúa nếp Tài, 20 ha dong riềng và 13 ha bí thơm. Hiện nay, Ban Điều phối đang xem xét để cấp chứng nhận sản phẩm Bí thơm hữu cơ cho HTX Yến dương, HTX Nhung Luỹ và HTX Tạ Anh.
 
 
Hội ND tỉnh đã tổ chức ký kết kế hoạch phối hợp với Bưu điện tỉnh hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa. Đến nay, đã lựa chọn và đưa 104 sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu biểu của tỉnh, trong đó có sản phẩm của các HTX tham gia FFF lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn và tập huấn cho hội viên, nông dân về cách mua, bán sản phẩm trên sàn thương mại điện tử.
 
 
Ban Quản lý còn hỗ trợ thành lập mới HTX cá tầm, cá hồi Pù Lầu với 08 thành viên; nâng tổng số HTX, THT tham gia Chương trình FFF lên 01 Liên hiệp HTX, 06 HTX, 03 THT gồm: HTX Hoàn Thành, HTX Yến Dương, HTX Nhung Luỹ, HTX Cá tầm, cá hồi Pù Lầu, HTX Tạ Anh, HTX chè Mỹ Phương; THT Tổng Chiêu, THT Tam Nông, THT Thạch Ngoã.
 
 
Bên cạnh đó, Ban Quản lý cũng tăng cường khả năng kinh doanh, tiếp cận thị trường và tài chính của các THT, HTX thông qua chuỗi giá trị gắn bình đẳng giới và cung cấp dịch vụ cho các thành viên.
 
 
Ban Quản lý đã hỗ trợ HTX Tạ Anh (xã Mỹ Phương, huyện Ba Bể ) và HTX Yến Dương triển khai dự án Quản lý, sản xuất rừng và trang trại bền vững thông qua đa dạng cây trồng, vật nuôi dưới tán rừng cho các thành viên HTX Tạ Anh và “Mô hình liên kết sản xuất chế biến miến dong hữu cơ nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần duy trì, bảo vệ và phát triển rừng gỗ lớn ở xã Yến Dương huyện Ba Bể”.
 
 
Kết quả, HTX Yến Dương đã tổ chức lớp tập huấn về kỹ thuật trồng thảo dược hữu cơ, kỹ thuật pha chế các loại thuốc thảo mộc cho sản xuất hữu cơ với 25 lượt người tham gia; hỗ trợ 600kg phân lân nung chảy Văn Điển để xây dựng mô hình trồng thảo dược hữu cơ (cây nhân trần) với diện tích 3.000m2.
 
Ban Quản lý tiếp tục hỗ trợ xây dựng, duy trì các mô hình trồng cây gỗ lớn, cây đa mục đích, cây bản địa và lâm sản ngoài gỗ.


Ban Quản lý tổ chức Hội nghị thành lập mới Liên hiệp HTX rừng và trang trại Ba Bể với 35 đại biểu/13 thành viên HTX tham dự. Đồng thời, phối hợp lựa chọn và đưa 26 sản phẩm tiêu biểu của HTX và của tỉnh tham gia trưng bày, giới thiệu tại Festival Sơn La năm 2022.
 
 
Ban Quản lý còn tổ chức lớp tập huấn đào tạo về sử dụng công nghệ thông tin và điện thoại thông minh trong quản lý, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh; hướng dẫn cách bán hàng và mua hàng trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn với 30 lượt người tham gia. Ngoài ra, Ban Quản lý đã xây dựng video clip giới thiệu về HTX và các hoạt động của HTX.
 
 
HTX Tạ Anh tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng bí xanh thơm hữu cơ, kỹ thuật pha chế các loại thuốc thảo mộc cho sản xuất hữu cơ cho 30 lượt người tham gia; hỗ trợ 3.000kg phân lân nung chảy Văn Điển để xây dựng mô hình trồng bí thơm hữu cơ với diện tích 3ha. HTX còn tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi ong với 25 lượt người tham gia; hỗ trợ mua 20 thùng ong cho 05 hộ làm mô hình điểm nuôi ong, đến nay, đàn ong đang phát triển tốt. HTX cũng hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, chứng nhận sản phẩm bí thơm hữu cơ PGS.
 
 
Ban Quản lý tiếp tục hỗ trợ xây dựng, duy trì các mô hình trồng cây gỗ lớn, cây đa mục đích, cây bản địa và lâm sản ngoài gỗ. Cụ thể, tại xã Phương Viên duy trì mô hình trồng lá dong dưới tán rừng với diện tích 01 ha; mô hình trồng cây khôi nhung dưới tán rừng diện tích 02 ha; mô hình trồng cây xạ đen diện tích 3 ha. Tại xã Mỹ Phương duy trì mô hình trồng cây sa nhân tím dưới tán rừng với diện tích 5.000m2; vườn ươm giống cây lâm nghiệp quy mô 150.000 cây; duy trì và phát triển rừng gỗ lớn 10 ha.
 
 
Ban Quản lý còn hướng dẫn các THT, HTX duy trì thực hiện các mô hình sản xuất theo quy trình hữu cơ, gồm: Mô hình trồng bí xanh thơm trên diện tích 10 ha, dong riềng 20ha, lúa nếp Tài 10ha tại xã Yến Dương; mô hình trồng bí xanh thơm 03ha tại xã Mỹ Phương.
 
 
Các THT, HTX bước đầu đã có sản phẩm qua chế biến từ những sản phẩm tiềm năng, thế mạnh của địa phương để gia tăng giá trị như: Sản phẩm trà bí thơm, bột bí thơm, nước bí ép, bí thái lát… được thị trường ưa chuộng. Từ đó, các sản phẩm của HTX đã dần tiếp cận được các siêu thị ở các tỉnh và thành phố lớn. Đặc biệt, HTX Yến Dương, HTX Nhung Luỹ đã tích cực hỗ trợ các HTX khác ở địa phương trong việc phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
 
 
Hội ND các cấp đã hỗ trợ các THT, HTX trong việc quảng bá, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm như: Liên kết với Công ty Vinasamex tiêu thụ gừng hữu cơ cho THT Tổng Chiêu, xây dựng mô hình trồng tỏi, hành hữu cơ. Đồng thời, hỗ trợ bảo tồn, gia tăng giá trị các giống cây bản địa như: Lúa nếp Tài, bí thơm, cây trúc, cây nhân trần,...
 
 
Nhằm giúp hội viên nông dân gia tăng giá trị từ rừng, Hội đã tuyên truyền, hỗ trợ các THT, HTX trồng thảo dược dưới tán rừng như: Cây khôi nhung, sa nhân tím, lá dong, gừng; duy trì mô hình về quản lý, sử dụng có hiệu quả phí dịch vụ môi trường rừng phục vụ cho cộng đồng; đôn đốc tăng cường trách nhiệm của các hộ thành viên trong công tác tuần tra bảo vệ rừng; thống nhất xây dựng quy chế quản lý, sử dụng phí chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Để cải thiện và bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ văn hóa và xã hội, các cấp Hội đã hỗ trợ xã Yến Dương xây dựng 03 điểm “check in” tại thôn Phiêng Phàng, góp phần tham gia các hoạt động kết nối, quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm bí xanh thơm gắn với du lịch nông nghiệp do tỉnh tổ chức. Các hoạt động của Chương trình FFF tại tỉnh luôn có tỷ lệ nữ tham gia đạt 40%.
 
 
Năm 2022, Hội ND tỉnh hỗ trợ HTX Yến Dương xây dựng mô hình trồng lúa nếp Tài gắn với du lịch cộng đồng; phối hợp với các ngành tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức về du lịch cộng đồng, kiến thức về chế biến các loại món ăn từ gạo Nếp Tài và các sản phẩm nông sản ở địa phương để phục vụ du lịch tại thôn Phiên Phàng, xã Yến Dương. Hiện nay, địa điểm thôn Phiêng Phàng, xã Yến Dương cũng đã được các cấp, các ngành, chính quyền địa phương quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng điểm du lịch cộng đồng. Ngoài ra, các thành viên THT, HTX còn thường xuyên duy trì hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao.
 
 
Hội còn phối hợp với Đài PTTH tỉnh xây dựng được video clip về các hoạt động FFF II triển khai tại tỉnh; viết 07 tin, bài về các hoạt động chương trình FFF II đăng trên Website Hội ND tỉnh và Báo Bắc Kạn.
 
Một số sản phẩm như bí xanh thơm, gạo nếp Tài đã có chứng nhận PGS hữu cơ.


Thời gian tới, Ban Quản lý tiếp tục duy trì hoạt động các nhóm nòng cốt cộng đồng ở cấp xã; hỗ trợ, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh của các THT, HTX; rà soát nhu cầu, hỗ trợ thành lập mới các THT, HTX; tiếp tục hỗ trợ xây dựng, duy trì các mô hình rừng, trang trại như: Trồng cây gỗ lớn, trồng dược liệu dưới tán rừng.

Tin cùng chuyên mục
1 2 3 4 5  ... 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 37
  • Hôm nay: 2536
  • Trong tuần: 42 607
  • Tất cả: 22528795