(Cổng ĐT HND) – Thời gian qua, các cấp Hội tích cực phối hợp đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ hội viên, nông dân nhằm giúp bà con có điều kiện để phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo và làm giàu.
 |
Hội Nông dân các cấp tích cực phối hợp đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ hội viên, nông dân nhằm giúp bà con có điều kiện để phát triển sản xuất hiệu quả |
Năm 2022, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Bưu điện tỉnh tổ chức 04 lớp tập huấn hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất, tiêu thụ nông sản hàng hóa trên sàn thương mại điện tử với 200 người tham gia; đưa lên sàn thương điện tử Postmart 43 sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc hữu của địa phương.
Bên cạnh đó, các cấp Hội còn phối hợp với Công ty TNHH Trường Thọ triển khai mô hình liên kết, chuyển giao KHKT cho các hộ tham gia mô hình “Trồng rau an toàn” tại xã Hoàng Tung, huyện Hòa An với diện tích 1.000m2; mô hình “Trồng bí xanh thơm” xã Thụy Hùng, huyện Thạch An với diện tích 2ha. Đồng thời tổ chức được 02 lớp tập huấn trồng bí xanh thơm, trồng rau an toàn cho 40 hội viên, nông dân.
Tỉnh Hội phối hợp với Sở Công thương, Sở Nông nghiệp &PTNT, Dự án CSSP Cao Bằng và Công ty TNHH Trường Thọ Cao Bằng tham dự Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 tại tỉnh Sơn La với 43 mặt hàng; tham gia cuộc thi ẩm thực “Món ngon chế biến từ trái cây” và đạt giải khuyến khích; phối hợp với Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp tỉnh triển khai cung ứng 435 tấn phân bón các loại theo phương thức trả chậm để hỗ trợ hội viên, nông dân trị giá 5,9 tỷ đồng.
Các cấp Hội phối hợp tổ chức 23 lớp tập huấn, hướng dẫn cho 1.082 hội viên về cách sử dụng phân bón đúng quy trình kỹ thuật, phân biệt phân bón thật, phân bón giả; phối hợp cung ứng trên 6,3 tấn giống ngô, lúa, gừng trâu, cây trồng trị giá trên 498 triệu đồng, 42 lọ thuốc bảo vệ thực vật trị giá 3,8 triệu đồng, 12 chiếc máy nông nông nghiệp trị giá 198 triệu đồng cho hội viên, nông dân sản xuất mùa vụ.
Các cấp Hội phối hợp tổ chức tổ chức 22 hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách việc làm, thông tin thị trường lao động cho 2.540 hội viên, nông dân.
Qua đó có 55 lao động đi làm việc tại tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam và các khu công nghiệp trong nước; phối hợp tổ chức 19 lớp đào tạo, dạy nghề về lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, sửa chữa máy nông nghiệp, xây lò sấy nông sản cho 897 hội viên, nông dân, sau đào tạo, dạy nghề có 97 hội viên nông dân có việc làm ổn định; tổ chức 111 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng, vật nuôi cho 6.112 hội viên.
Hội vận động 307 hội viên tham gia thực hiện mô hình nuôi giun quế, tổ chức 03 hội thảo đầu bờ giới thiệu đánh giá chất lượng giống ngô lai biến đổi gen với 230 hội viên tham gia, 03 cuộc tuyên truyền, vận động hội viên đăng ký trồng cây dược liệu, liên kết sản xuất theo tổ nhóm; tổ chức cho 23 hội viên, nông dân tham quan học tập mô hình nho hạ đen.
Năm 2023, các cấp Hội tăng cường các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, dạy nghề cho nông dân phát triển sản xuất, hỗ trợ đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xây dựng thương hiệu nông sản và sản phẩm OCOP, hỗ trợ liên kết tiêu thụ nông sản, hỗ trợ đưa sản phẩm nông sản lên các sàn giao dịch thương mại điện tử; tập huấn chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp, khoa học công nghệ, kiến thức về sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn gắn với bảo vệ môi trường.