 |
Nhiều hộ dân ở các xã đầu nguồn bám theo con nước mưu sinh |
Nhưng mùa lũ năm nay không về theo thường lệ hằng năm nên người dân vùng đầu nguồn lo lắng một năm không có nước lũ về.
Tuy nhiên, những ngày đầu tháng 9 âm lịch, trên những cánh đồng đầu nguồn lũ thị xã Tân Châu bắt đầu đón những con nước tràn đồng, dù muộn hơn thường niên hơn một tháng nhưng làm cho hoạt động đánh bắt thủy sản trên sông, đồng ngập nước bắt đầu nhộn nhịp.
Ông Nguyễn Văn Man, ngụ ấp Phú Yên, xã Phú Lộc cho biết: “Tôi thấy lũ năm nay về rất muộn nhưng rất phấn khởi làm sống đấp đổi qua ngày đoạn tháng, kiếm sống vậy đó chứ cũng không bằng mọi năm”.
Gần 02 tháng mòn mỏi chờ, người dân Phú Lộc cứ ngỡ năm nay nước lũ không về, hầu hết bà con nông dân lo lắng những dụng cụ đánh bắt thủy sản như: Lưới, dớn, cây tràm, sữa sang lại xuống, ghe đã chuẩn bị tưởng chừng không sử dụng trong mùa nước nổi năm nay.
Giờ đây nhìn dòng nước đỏ ngầu từ thượng nguồn đổ về tràn vào những cánh đồng khiến người dân vui mừng khôn xiết. Những tay lưới đầu tiên cũng đã có sự xuất hiện của thủy sản mùa nước nổi cá linh, cá lăng...trong niềm phấn khởi của bà con nông dân.
Anh Nguyễn Văn Lượm, ngụ ấp Phú Quý chia sẻ: “Nói chung mọi năm nước về sớm cũng câu lưới cũng được năm nay về trễ năm nay thu nhập cũng ít cá cũng ít, mọi năm nước về sớm nước lớn cá nhiều, sóng về nghề lưới, câu lưới mà nay ở đầu nguồn mà nước về trễ nay cũng ít cá lắm”.
Lũ về cũng đồng nghĩa với hàng chục hộ dân ở các xã đầu nguồn bám theo con nước mưu sinh các sản vật mùa nước nổi, ai ai cũng tranh thủ đánh bắt cá, hái những mớ rau đồng bán.
Ông Nguyễn Văn Tiền – ngụ ấp Phú Quý chia sẻ: “Năm ngoái hái một buổi vậy 50 ký năm nay hái bữa 20 ký mà không trôi tưởng đâu lũ không về nhờ năm nay lũ về hái rau muống sinh sống qua ngày tạm ổn”.
Không chỉ người dân đầu nguồn vui mừng khi lũ về, nhiều hộ chăn nuôi lươn đi bắt cua, ốc trên những cánh đồng ngập lũ để về làm nguồn thức ăn, mỗi buổi sáng ra đồng thì có thể bắt được trên 50kg ốc về chế biến, có thể làm nguồn thức ăn cho trên 2.000 con lươn.
Nhờ tận dụng nguồn cua, ốc mà chi phí thức ăn trong nuôi lươn giảm hơn một nửa so với mùa khô, nhiều hộ nuôi lươn số lượng lớn có thể giảm chi phí.
Ông Nguyễn Văn Tản – Ngụ ấp Vĩnh Thạnh C cho hay: “Nước lên trễ quá đặt nó cũng trễ tranh thủ đặt được mấy bữa đầu này mình đổ cá này về cho lươn ăn cua ốc mình bắt hết vừa có cá mồi vừa có lươn con mình về thả vào bồn nuôi”.
Dù năm nay lũ về muộn, lượng cá tôm có thể ít hơn những năm trước đây nhưng hiện người dân vùng đầu nguồn thấy phấn khởi vì có thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống.