Để đạt được kết quả trên, Hội ND tỉnh đã tham mưu với UBND tỉnh ban hành Công văn số 654 tiếp nhận và tổ chức thực hiện Chương trình Hỗ trợ Rừng và Trang trại giai đoạn II (2018 - 2022) tại tỉnh Sơn La.
Triển khai thực hiện Dự án, Hội ND tỉnh ban hành Quyết định thành lập Ban quản lý dự án; Quyết định lựa chọn thúc đẩy viên tại tỉnh, huyện, xã; nhóm nòng cốt cộng đồng ở cấp xã tham gia Chương trình và phân công nhiệm vụ các thành viên Ban QLDA triển khai các hoạt động đầu ra của chương trình FFF II (2019-2022) tại 02 xã thuộc các huyện: Mộc Châu, Vân Hồ.
Hội đã phối hợp với Ban Quản lý Chương trình FFF II Trung ương Hội NDVN tổ chức khảo sát, triển khai dự án tại: HTX Bản Áng chuyên về du lịch homestay, trồng rau; HTX rau tự nhiên ở xã Đông Sang (huyện Mộc Châu); HTX cây ăn quả hữu cơ Vân Hồ, HTX cây ăn quả Tiến Thành ở xã Chiềng Xuân (huyện Vân Hồ) với tổng số 82 hộ thành viên.
Hội tổ chức Hội nghị thành lập 02 nhóm nòng cốt cộng đồng ở 02 xã gồm đại diện UBND, Hội ND xã, Tổ hợp tác, HTX (mỗi xã 01 nhóm gồm 6 thành viên) đại diện cho tiếng nói của cộng đồng, hỗ trợ phổ biến chính sách, thu thập thông tin liên quan đến HTX, Tổ hợp tác và tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến đời sống người dân. Đồng thời, Hội tổ chức 02 cuộc thảo luận nhóm tại 02 xã, giới thiệu về Chương trình FFF II và thảo luận kế hoạch hoạt động tại địa phương, xác định những khó khăn và các giải pháp có thể tháo gỡ được từ nội tại Tổ hợp tác, HTX. Hội ND tỉnh còn phối hợp với ngân hàng CSXH, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh tổ chức 02 hội nghị lồng ghép tập huấn triển khai kỹ thuật trồng cây trên đất dốc và hướng dẫn vay vốn Quỹ HTND phát triển sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh đó, Hội tổ chức hội nghị truyền thông, tập huấn nâng cao trách nhiệm, nhận thức về tác động của biến đổi khí hậu, phát thải khí nhà kính, vai trò của rừng trong giảm CO
2 cho 35 người là thúc đẩy viên, đại diện Tổ hợp tác/Hợp tác xã, trong đó có 16 nam, 19 nữ (28 người dân tộc); thăm mô hình canh tác nông lâm kết hợp, canh tác trên đất dốc, giảm xói mòn đất như: Trồng mác-ca, sa-chi, vành đai cỏ chống xói mòn liên quan đến thích ứng, giảm nhẹ với biến đổi khí hậu, giảm rủi ro thiên tai, quản lý rừng bền vững, canh tác hữu cơ…
Hội tổ chức 02 lớp tập huấn sản xuất hữu cơ tại 02 xã cho 60 người là thúc đẩy viên, đại diện Tổ hợp tác/HTX (trong đó có 22 người dân tộc)
. Kết quả đã xây dựng được 02 mô hình sản xuất hữu cơ gồm: Nhãn ở xã Chiềng Xuân, rau ở xã Đông Sang. Đây sẽ là những mô hình sinh kế phát triển rừng và cảnh quan rừng thích ứng với biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai, áp dụng kiến thức bản địa, bảo đảm sự đa dạng sinh học và giữ gìn các nguồn giống bản địa, chống sa mạc hóa đất và giảm hóa chất, phát thải CO
2 trong sản xuất nông- lâm- nghiệp.
Hội còn tổ chức Hội nghị tập huấn về kỹ năng sử dụng máy tính, điện thoại thông minh và Internet cho 30 học viên là Ban quản trị của 05 HTX, nhóm nòng cốt, Thường trực Hội ND huyện Vân Hồ, Mộc Châu. Qua lớp học các học viên được tiếp thu những kiến thức, kỹ năng cơ bản về máy tính, điện thoại thông minh và nternet như: Giới thiệu công cụ tìm kiếm Google, trao đổi thông tin trên Internet qua Gmail nhằm chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh của cán bộ Hội, Ban quản trị HTX, Tổ hợp tác và nhóm nòng cốt dự án.
Đồng thời, Hội tổ chức 02 hội nghị bàn tròn cấp xã với 70 đại biểu tham dự gồm: Đại diện Hội ND tỉnh, huyện, xã; lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã, các ban, đoàn thể xã, Bí thư, trưởng bản, trưởng các đoàn thể, doanh nghiệp và đại diện các Tổ hợp tác, HTX. Hội nghị đã thảo luận liên kết hợp tác của các HTX, Tổ hợp tác trong sản xuất kinh doanh, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các bên liên quan để giải quyết những khó khăn cho các Tổ hợp tác, HTX và người dân... Tại hội nghị đã có một số ý kiến của người dân được Ban Quản lý FFF, Hội ND tỉnh, huyện, lãnh đạo UBND xã giải quyết ngay.
 |
Hội nghị tập huấn về kỹ năng sử dụng máy tính, điện thoại thông minh và Internet cho các học viên là Ban quản trị của HTX, nhóm nòng cốt, Hội ND huyện |
Tiếp đó, Hội tổ chức 2 hội nghị bàn tròn cấp huyện với 80 đại biểu tham gia. Tại Hội nghị, lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền địa phương và các ngành liên quan đã trực tiếp lắng nghe ý kiến, những khó khăn, vướng mắc của các Tổ hợp tác, HTX để từ đó chỉ đạo tổ chức giải quyết, tạo điều kiện cho Tổ hợp tác, HTX sản xuất kinh doanh hiệu quả như: Đề nghị hỗ trợ HTX mở rộng hệ thống tưới, làm hệ thống nhà lưới, nhà sơ chế, kho lạnh cho HTX. Hội ND tỉnh và UBND huyện đã triển khai hỗ trợ nhà màng và hệ thống tưới cho Tổ hợp tác tại huyện Vân Hồ; trong đó, Hội ND tỉnh hỗ trợ 02 nhà màng 700m
2, 03 hệ thống tưới 03 ha, UBND huyện 01 nhà màng 3000m
2. Về đề nghị quan tâm, sớm giải quyết cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một số gia đình của HTX, UBND huyện đã chỉ đạo phòng TNMT, Trung tâm đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện rà soát và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho các hộ gia đình; đến nay cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân. Ngoài ra, về đề nghị tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực quản lý cho thành viên HTX, Hội ND huyện đã phối hợp với Liên minh HTX tổ chức 02 lớp tập huấn nghiệp vụ cho 60 người là thành viên Tổ hợp tác, HTX.
Tại hội nghị bàn tròn cấp tỉnh cũng có một số kiến nghị, đề xuất như: Hỗ trợ làm quy trình chứng nhận chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, logo, nhãn hiệu sản phẩm; hỗ trợ quảng bá sản phẩm hữu cơ, quảng bá du lịch, tham gia hội chợ, hội nghị khách hàng; đề nghị UBND tỉnh và các sở ngành của tỉnh quan tâm và có các chính sách thu hút các nhà đầu tư để thu mua sản phẩm cho người dân, quan tâm hơn nữa các chính sách khuyến khích, hỗ trợ trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp hữu cơ, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm, sản phẩm OCOP cho các HTX, Tổ hợp tác...
Thời gian tới, Hội đẩy mạnh tuyên tuyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể về mục tiêu, mục đích, ý nghĩa, nội dung hoạt động và tầm quan trọng của Chương trình FFF; phối hợp với BQL FFF II TW, UBND, đoàn thể các cấp thực hiện Chương trình đạt hiệu quả, đảm bảo kế hoạch và tiến độ của Chương trình…; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, của Trung ương, của tỉnh về phát triển nông nghiệp; hỗ trợ Tổ hợp tác, HTX tiếp cận các nguồn vốn vay (Quỹ HTND, nguồn uỷ thác của ngân hàng ...) và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; tham mưu cho UBND, các cơ quan liên quan xây dựng các cơ chế chính sách để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, HTX như các cơ chế chính sách về vay vốn, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và hỗ trợ chế biến, tiêu thụ nông sản.