Thứ tư, 07/06/2023 (GMT+7)
Giá nông sản
Yên Bái: Hỗ trợ người dân thành lập 3 HTX, 5 Tổ hợp tác
11:45 - 09/05/2021
(Cổng ĐT Hội ND)- Chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) giai đoạn 2 (từ 2019 - 2022) do Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) tài trợ triển khai tại tỉnh đã hỗ trợ người dân thành lập 3 HTX, 5 Tổ hợp tác với 216 thành viên tham gia. 
Chương trình FFF II đã góp phần xây dựng vùng nguyên liệu quế hữu cơ trên diện tích hơn 1.000 ha tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên.


Chương trình đã góp phần xây dựng vùng nguyên liệu quế hữu cơ trên diện tích hơn 1.000 ha tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên; hỗ trợ triển khai sản xuất gỗ rừng trồng theo tiêu chuẩn FSC diện tích hơn 7.000 ha trên địa bàn huyện Yên Bình...
Cụ thể: Tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên có HTX Quế hồi hữu cơ với 25 hộ thành viên với hơn 600 hộ liên kết (35% nữ) và HTX môi trường và dịch vụ nông nghiệp với 8 hộ thành viên (30 % nữ); THT thảo dược với  16 hộ thành viên (33% nữ); THT dâu tằm và trồng rừng với 23 hộ thành viên (39% nữ). Tại xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên có THT thảo dược với 8 hộ thành viên (37% nữ) và THT dâu tằm với 84 hộ thành viên (47% nữ). Tại huyện Yên Bình có HTX Nông lâm nghiệp Bình Minh (18 thành viên, hơn 500 thành viên liên kết), HTX dịch vụ Nông lâm nghiệp xã Tân Nguyên (trồng rừng, chế biến gỗ, dịch vụ nông nghiệp) với 9 hộ thành viên (11% nữ) và THT trồng rừng và nuôi ong xã Thịnh Hưng với 10 hộ thành viên (20% nữ).
 
 
Ban Quản lý FFF tỉnh và thúc đẩy viên các huyện, xã phối hợp với tư vấn đào tạo của Viện Lâm sinh, Viện KH Lâm nghiêp và  Chi Cục Kiểm Lâm Yên Bái đã tổ chức khóa tập huấn kỹ thuật trồng cây keo gỗ lớn kết hợp cây bản địa, lâm sản ngoài gỗ và xây dựng các mô hình phát triển, quản lý rừng bền vững cho 28 học viên gồm: Hộ trồng rừng, đại diện các HTX, THT,  cán bộ khuyến nông xã, lãnh đạo UBND xã (41% nữ tham gia). Sau khóa tập huấn, các hộ đã áp dụng kiến thức vào sản xuất rừng và trang trại để tăng năng suất, chất lượng rừng, gia tăng giá trị cho các sản phẩm và thu nhập từ cảnh quan rừng. Mỗi tỉnh cũng lựa chọn 01 hộ xây dựng mô hình thử nghiệm sau khi được tập huấn.
 
 
Chương trình đã kết nối với Công ty Quế hồi Việt Nam, thành lập HTX Quế hồi với quy mô 200 công nhân. Điều kiện, môi trường làm việc của thành viên, người lao động được đảm bảo với mức thu nhập bình quân đạt 6 triệu đồng/người/tháng. HTX là mô hình 3 trong 1 (Hội ND – HTX – Doanh nghiệp) nhằm tiếp cận tiến bộ khoa học, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Hiện, sản phẩm quế hữu cơ đang được 600 hộ dân thực hiện sản xuất tại xã, được HTX bao tiêu toàn bộ và tăng 20% giá trị so với quế truyền thống.
 
 
Các quy trình sản xuất quế theo chuỗi hữu cơ của HTX khép kín, đảm bảo vệ sinh, an toàn, do đó, HTX đã được tổ chức Control union của châu Âu cấp chứng nhận Organic (hữu cơ) theo tiêu chuẩn châu Âu và Nhật Bản cho vùng sản xuất 500/700ha quế tại xã Đào Thịnh và hơn 500ha ở các xã lân cận.
 
 
Bước đầu HTX đã xây dựng thành công thương hiệu quế Việt Nam trên thị trường nước ngoài. Đến nay, sản phẩm của HTX đã có mặt trên nhiều thị trường quốc tế, đặc biệt ở những thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp...
 
 
HTX còn xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm quế hữu cơ tại xã Đào Thịnh với tổng diện tích 14.000m2, công suất 80 – 100 tấn quế tươi/tháng. Dây chuyền của nhà máy hiện đại gồm các khâu chế biến như: Cắt, thái, tháp cất tinh dầu… Nhà máy đang sản xuất 12 loại sản phẩm từ cây quế như quế điếu thuốc, quế ống, quế tăm, quế bột, tinh dầu quế.
 
 
Chương trình FFF đã làm bà con nông dân thay đổi cách thức sản xuất dưới tán rừng, thu lại hiệu quả kinh tế cao... Đặc biệt, nhờ dự án, bà con nông dân đã tiếp cận rất gần với sản xuất nông nghiệp hữu cơ, vì sự phát triển bền vững và tốt cho sức khỏe của cộng đồng, xã hội.
 
 
Huyện Yên Bình hiện có trên 29 nghìn ha rừng trồng, chủ yếu là keo, bồ đề, quế, tập trung nhiều ở các xã ven quốc lộ 70 như: Đại Đồng, Tân Nguyên, Tân Hương, Bảo Ái... và trên đảo hồ Thác Bà. Hàng năm, người dân khai thác và chế biến trên 110 nghìn mét khối gỗ rừng trồng, thu về hàng trăm tỷ đồng.
Chương trình cũng kết nối với Công ty TNHH Công nghiệp Hòa Phát xây dựng nhà xưởng, liên kết nông dân xây dựng vùng nguyên liệu 4.000 ha rừng đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC tại huyện Yên Bình để chế biến, tham gia chuỗi xuất khẩu. Hiện Công ty TNHH Công nghiệp Hòa Phát đã xây dựng chuỗi giá trị, mở rộng vùng sản xuất diện tích rừng FSC lên 7.000 ha trên địa bàn 2 huyện Yên Bình và Lục Yên.
 
 
Chương trình FFF II đã giúp bà con tiếp cận rất gần với sản xuất nông nghiệp hữu cơ, vì sự phát triển bền vững và tốt cho sức khỏe của cộng đồng, xã hội.


Chương trình FFF đã giúp thành lập HTX Nông lâm nghiệp Bình Minh (phối hợp với 31 nhóm hộ trồng rừng tại Yên Bình xây dựng xưởng xẻ COC tiêu thụ các sản phẩm rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC); thành lập 22 Tổ hợp tác, 31 nhóm hộ trồng rừng với tổng thành viên trên 1.000 người.
 
 
Thời gian tới, Hội ND tỉnh tiếp tục làm tốt vai trò cầu nối gắn kết giữa các ngành, đoàn thể các địa phương với người nông dân để hoàn thành tốt Chương trình FFF giai đoạn 2 nhằm kết nối được với các doanh nghiệp lớn, thành lập thêm các THT, HTX xây dựng các chuỗi giá trị sản xuất, nông, lâm nghiệp theo hướng liên kết bền vững giúp người nông dân, nhất là các hộ gia đình phụ nữ, thanh niên, người dân tộc thiểu số phát triển rừng và trang trại bền vững, giảm nghèo và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trí Đức
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email
Chương trình gặp gỡ hữu nghị nông dân ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia gắn với Hội chợ nông sản sạch

Bài đọc nhiều nhất

Tỷ giá

Giá vàng (ĐVT: tr đồng/lượng)
Loại
Mua vào
Bán ra
Tỷ giá