Chủ nhật, 11/06/2023 (GMT+7)
Giá nông sản
Cần phát huy hiệu quả hoạt động bình đẳng giới
09:52 - 06/10/2020
(Cổng ĐT HND) – Tại Việt Nam, việc thực hiện bình đẳng giới vẫn còn nhiều rào cản do thái độ, nhận thức hành vi của một số người còn mang tính định kiến về giới, tư tưởng trọng nam khinh nữ.

Để xã hội phát triển thịnh vượng, cần sự tham gia của tất cả các giới ở mọi cấp độ, và để điều đó xảy ra, tất cả các giới đều cần phải hiểu và gắn kết với nhau với sự công nhận và tôn trọng lẫn nhau (Ảnh minh họa)



Tại nhiều gia đình Việt Nam từ xưa đến nay luôn quan niệm “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” – đàn ông chính là trụ cột gia đình còn phụ nữ giữ trọng trách sinh con, đẻ cái, chăm sóc việc nội trợ, lo liệu cho gia đình... Chính vì suy nghĩ ấy mà không ít phụ nữ chấp nhận “an phận”.


Họ cho rằng bản thân cần làm tròn vai trò của người vợ, người mẹ trong gia đình, hy sinh mọi thứ để người chồng có thể phát triển và xây dựng sự nghiệp.


Thế nhưng suy nghĩ ấy đã tạo nên những “rào cản” vô hình ngăn cách phụ nữ được bình đẳng, được tự tin khẳng định bản thân và phát triển tài năng của chính mình.


Hiện nay, tỷ số giới tính khi sinh vẫn dao động quanh ngưỡng 114,8 bé trai/100 bé gái.


55/ 63 tỉnh thành có tỷ số giới tính khi sinh cao trên 108/100. Riêng tại tỉnh Lạng Sơn, tỷ số giới tính khi sinh là 116,3/100, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.


Để thực thi Luật Bình đẳng giới hiệu quả, cần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới của các cấp, các ngành và chính với bản thân người phụ nữ, nam giới là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất cho sự thành công.


Đồng thời, thực hiện lồng ghép vào các hoạt động, chương trình, dự án, đề án của ngành, đơn vị, địa phương; phấn đấu đến năm 2030 hoàn thiện hệ thống chính sách và triển khai cung cấp các dịch vụ công về bình đẳng giới trên phạm vi toàn quốc.


Trong gia đình, vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.


Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.


Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.


Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.


Bạo lực gia đình là vấn nạn của xã hội, nó gây thiệt hại rất nghiêm trọng về tinh thần và thể chất đối với con người, đặc biệt là đối với phụ nữ.


Ở nước ta trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến vấn đề phòng chống bạo lực gia đình. Chính vì vậy Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản luật trực tiếp cũng như gián tiếp ví dụ như Hiến pháp, Luật hôn nhân gia đình và đặc biệt là Luât phòng chống bạo lực gia đình và Luật bình đẳng giới.


Việc triển khai các văn bản luật này đã góp phần tích cực trong việc phòng chống bạo lực gia đình.


Tuy nhiên hiện nay có lúc, có nơi hành vi bạo lực gia đình vẫn còn diễn ra thường xuyên là thực trạng của bạo lực gia đình.


Gần đây, trên mạng xã hội liên tục xuất hiện những đoạn phim ghi lại những cảnh phụ nữ bị bạo hành một cách thô bạo và tàn nhẫn, điều đáng buồn là người đánh đập phụ nữ lại chính là người chồng cho nên nạn bạo hành gia đình vẫn diễn ra khá phổ biến.


Theo thống kê mới đây của Liên hợp quốc công bố giữa tháng 9 năm 2019 thì ở Việt Nam có trên 50% phụ nữ là nạn nhân của một trong các hành vi bạo lực gia đình.


 

Bảo Anh
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email
Chương trình gặp gỡ hữu nghị nông dân ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia gắn với Hội chợ nông sản sạch

Bài đọc nhiều nhất

Tỷ giá

Giá vàng (ĐVT: tr đồng/lượng)
Loại
Mua vào
Bán ra
Tỷ giá