image banner
Yên Bái: Giúp các Tổ hợp tác, HTX, hội viên, nông dân xây dựng các mô hình phát triển kinh tế
Lượt xem: 701
(Cổng ĐT Hội ND)- Từ năm 2019 đến nay, Ban Quản lý FFF 2 (Ban Quản lý) tỉnh đã phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan trong việc hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn các Tổ hợp tác (THT), HTX, hội viên, nông dân. Đồng thời, tích cực trao đổi với cấp ủy, chính quyền địa phương và Hội cấp trên trong quá trình triển khai các hoạt động FFF tại cơ sở, kịp thời tháo gỡ khó khăn giúp các THT, HTX, hội viên, nông dân phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện địa phương.
Nhằm tăng cường khả năng kinh doanh, tiếp cận thị trường và tài chính của các THT, HTX thông qua chuỗi giá trị, bình đẳng giới và cung cấp chuỗi dịch vụ cho các thành viên, Ban Quản lý đã bổ sung ngành nghề nuôi ong cho HTX dịch vụ tổng hợp xã Tân Đồng (huyện Trấn Yên)


Để thúc đẩy các cơ chế, chính sách liên quan tới THT, HTX được thuận lợi, Ban Quản lý đã thường xuyên duy trì hoạt động của các nhóm nòng cốt tại 04 xã tham gia chương trình FFF với 24 thành viên; tổ chức 08 Hội nghị bàn tròn cấp xã, 02 hội nghị bàn tròn cấp huyện và hội nghị bàn tròn cấp tỉnh nhằm bàn bạc, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong phát triển sản xuất, kinh doanh cũng như xây dựng các hình thức liên kết sản xuất tại địa phương.
 
 
Đối với các Dự án nhỏ, Ban Quản lý tiến hành 11 cuộc họp triển khai kế hoạch thực hiện dự án nhỏ trên địa bàn các xã, các THT, HTX tham gia chương trình FFF.
 
 
Đồng thời, nhằm tăng cường khả năng kinh doanh, tiếp cận thị trường và tài chính của các THT, HTX thông qua chuỗi giá trị, bình đẳng giới và cung cấp chuỗi dịch vụ cho các thành viên, Ban Quản lý đã tư vấn hỗ trợ thành lập THT Thịnh Phát - xã Thịnh Hưng; bổ sung ngành nghề nuôi ong cho HTX dịch vụ tổng hợp xã Tân Đồng; thành lập 02 THT trồng rừng gỗ lớn tại xã Tân Nguyên; thành lập THT dược liệu Tân Đồng, xã Đào Thịnh; THT mỹ nghệ Đào Thịnh; HTX dâu tằm, môi trường – xã Đào Thịnh… Từ đó,  tạo điều kiện cho hội viên, nông dân nâng cao tổ chức hoạt động, mở rộng khả năng tiếp cận thị trường và đối tác.
 
 
Ban Quản lý còn phối hợp với Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, cấp ủy, chính quyền địa phương xã Tân Nguyên xây dựng mô hình “Quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng gắn với chi trả dịch vụ môi trường rừng”, quy mô trên 203 ha. Chương trình FFF đã hỗ trợ xây dựng mô hình trồng trám ghép quy mô trên 1.200 cây nhằm hỗ trợ người dân nâng cao thu nhập dưới tán rừng nhận quản lý bảo vệ.
 
 
Ban Quản lý đã tổ chức tập huấn sản xuất nông nghiệp hữu cơ và hệ thống đảm bảo có sự tham gia PGS nhằm nâng cao nhận thức về sản xuất nông nghiệp bền vững cho thành viên các THT, HTX trên địa bàn các xã tham gia FFF. Với các Dự án nhỏ, Ban Quản lý tổ chức tập huấn: Kỹ thuật trồng, thu hái và sơ chế dược liệu, khai thác bảo quản mật ong; sử dụng điện thoại thông minh tiếp cận sàn thương mại điện tử; phát triển kinh tế tập thể, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh; hỗ trợ xây dựng mô hình sinh kế dưới tán rừng, xây dựng chứng nhận sản phẩm OCOP. Ban Quản lý còn hỗ trợ các THT, HTX tham gia các hội chợ quảng bá giới thiệu sản phẩm trong và ngoài tỉnh
 
 
Hội ND và các THT, HTX cũng lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào các hoạt động như: Tổ chức 02 cuộc hội thảo, tập huấn về giảm thiểu thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm nâng cao nhận thức cho các THT, HTX về tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông lâm nghiệp hiện nay và các giải pháp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.
 
 
Đồng thời, xây dựng và duy trì 03 mô hình trồng rừng gỗ lớn kết hợp phát triển sinh kế dưới tán rừng tại các xã Tân Nguyên, Thịnh Hưng; phối hợp với Viện Lâm sinh xây dựng 03 mô hình trồng rừng gỗ lớn theo hình thức xen canh tại các xã Tân Nguyên và Phú Thịnh; mô hình trồng, chăm sóc quế tại xã Thịnh Hưng; mô hình ứng dụng công nghệ trồng dưa trong nhà lưới tại xã Đào Thịnh; hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP mật ong cho HTX Thịnh Phát - xã Thịnh Hưng.
 
Hội ND và các THT, HTX cũng lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào các hoạt động.

 
Các Dự án nhỏ được Ban Quản lý tổ chức tập huấn về: Nâng cao kỹ thuật chuyển hóa rừng gỗ lớn; truy xuất nguồn gốc thông minh cho các hộ trồng rừng (ITwood); trồng cây dược liệu, phát triển du lịch cộng đồng… Ban Quản lý còn hỗ trợ các THT, HTX thăm quan, xây dựng mô hình trồng cây kết hợp nuôi ong, trồng cây dược liệu, cải tạo cảnh quan, xây dựng sản phẩm OCOP…
 
 
Nhằm cải thiện và bình đẳng tiếp cận các dịch vụ văn hóa xã hội, Ban Quản lý Chương trình FFF đã hỗ trợ cho các CLB thể thao, dân vũ, đội văn nghệ duy trì hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao tại địa phương, tạo điều kiện nâng cao đời sống tinh thần cho các thành viên THT, HTX và nhân dân trên địa bàn xã. Hiện các CLB văn nghệ, thể thao vẫn duy trì hoạt động thường xuyên với 04 CLB đội văn nghệ và 04 CLB thể thao.
 
 
Ban Quản lý đã hỗ trợ 02 THT, 03 HTX xây dựng Quỹ tín dụng xanh nhằm tạo điều kiện cho các thành viên tiếp cận các hỗ trợ từ chương trình FFF đầu tư mở rộng phát triển sản xuất, kinh doanh rừng và trang trại; phối hợp với báo Yên Bái, Đài PTHT tỉnh thường xuyên đưa tin bài, phóng sự về các hoạt động chương trình FFF tại địa phương. Ngoài ra các thúc đẩy viên ở cơ sở cũng duy trì việc tuyên truyền đưa tin trên website tỉnh Hội, fanpage Thông tin Hội ND tỉnh…
 
 
Tham gia FFF 2, HTX nông lâm nghiệp Bình Minh, xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình có 10 thành viên, chủ yếu ươm keo Úc nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu trồng rừng tại địa phương và đảm bảo gỗ rừng trồng đạt tiêu chuẩn FSC.
 
 
Từ Dự án, HTX đã phối hợp với Hội ND xã tổ chức hội nghị khởi động Dự án, lập và triển khai kế hoạch; tập huấn, đào tạo nghề trồng, chăm sóc vườn ươm và áp dụng kỹ thuật mới vào ươm; ươm thử nghiệm 30 vạn cây keo Úc giống đạt tiêu chuẩn trên diện tích 700 m2.
 
 
Từ nguồn gỗ rừng trồng đạt tiêu chuẩn FSC, HTX đã xây dựng xưởng xẻ và sản xuất ổn định với công suất 150 m3 gỗ thành phẩm, tương đương trên 200 m3 khối gỗ tròn/tháng. Hiện HTX đã kết nối tiêu thụ với nhà máy gỗ tại Nam Định để đảm bảo nguồn gỗ của bà con địa phương có đầu ra. Qua đó, tạo việc làm cho 11 lao động địa phương với mức lương từ 7- 8 triệu đồng/người/tháng; doanh thu đạt 7 - 10 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách Nhà nước trên 1 tỷ đồng.
 
 
Hay như HTX quế Hồi Việt Nam - xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên được thành lập năm 2017 với 20 thành viên; đồng thời còn liên doanh, liên kết với hàng trăm hộ dân trên địa bàn tạo thành vùng nguyên liệu trên 700 ha.Bbình quân mỗi tháng, HTX thu mua trên dưới 100 tấn quế tươi, không chỉ thu mua ổn định, mua hết sản lượng cho người dân mà giá thu mua luôn cao hơn nhiều so với giá thị trường. HTX tiến hành sơ chế 12 sản phẩm quế các loại như: Quế bột, quế tăm, quế điếu thuốc, tinh dầu quế…
 
Tham gia FFF 2, HTX nông lâm nghiệp Bình Minh, xã Phú Thịnh (huyện Yên Bình) đã xây dựng xưởng xẻ và sản xuất ổn định với công suất 150 m3 gỗ thành phẩm, tương đương trên 200 m3 khối gỗ tròn/tháng.


Bên cạnh đó, HTX còn xây dựng nhà máy sản xuất quế hữu cơ với công suất trên 100 tấn quế/tháng. Sản phẩm đảm bảo chất lượng và xuất khẩu sang thị trường khó tính như: Mỹ, EU, Nhật Bản… với sản lượng trên 2.000 tấn/năm.
 
 
Có thể thấy, các hoạt động trên đã giúp các HTX, nhóm nông dân dần hiểu được lợi ích làm việc theo nhóm. Từ đó các thành viên cùng nhau góp vốn đầu tư kinh doanh, chế biến tăng giá trị. Các HTX đã chủ động nghiên cứu, nắm thông tin thị trường nhằm tiêu thụ các sản phẩm của HTX, THT và hiểu hơn về kỹ thuật trồng, thu hoạch và chế biến gia tăng giá trị, nâng cao chất lượng sản phẩm và quản lý theo chuỗi giá trị. Chương trình FFF II còn luôn quan tâm đến bình đẳng giới, thúc đẩy, tạo điều kiện phụ nữ, thanh niên, người dân tộc tham gia vào các hoạt động, nâng cao nhận thức về giới cho cả nam và nữ.

Tin cùng chuyên mục
1 2 3 4 5  ... 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1