image banner
Sơn La: Gia tăng giá trị và cảnh quan từ rừng
Lượt xem: 504
(Cổng ĐT Hội ND)- Từ đầu năm đến nay, Chương trình Hỗ trợ rừng và Trang trại giai đoạn II (FFF 2) được triển khai đồng bộ, đã đáp ứng nhu cầu đào tạo của các HTX, THT, nông dân làm rừng và trang trại, tập trung nâng cao năng lực theo tiến trình, từng giai đoạn phát triển của các HTX, tổ chức sản xuất rừng và trang trại, khuyến khích sự tham gia của phụ nữ, thanh niên và người dân tộc thiểu số trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm lâm nông nghiệp, phát triển rừng bền vững, gia tăng giá trị từ rừng và cảnh quan rừng. Qua đó, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững cho các thành viên và cộng đồng.
Ban Quản lý đã xây dựng 03 mô hình sinh kế phát triển rừng và cảnh quan rừng thích ứng với biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai.


Để thúc đẩy các cơ chế, chính sách thuận lợi hơn cho các THT, HTX, nông dân làm rừng và trang trại thông qua các diễn đàn đa ngành, liên ngành, Ban quản lý Chương trình Hỗ trợ rừng và Trang trại FFF II - Hội ND tỉnh Sơn La (Ban Quản lý) có 02 cuộc họp lập kế hoạch năm năm 2019 - 2021 với sự tham gia của 80 đại diện Ban Quản lý FFF tỉnh, đại diện các, HTX, nhóm hộ, thúc đẩy viên cấp tỉnh, xã và các ban ngành, đối tác liên quan đã xây dựng kế hoạch chi tiết hoạt động Chương trình FFF, thảo luận về phương pháp thực hiện, tiến độ, đã tạo sự đồng thuận và phối hợp của các bên để thực hiện hiệu quả kế hoạch.
 
 
Ban Quản lý tổ chức 4 cuộc thảo luận nhóm trọng tâm tại các xã, các THT, HTX tham gia FFF với 100 đại biểu là cán bộ Hội ND cơ sở, đại diện THT, HTX, phụ nữ, thanh niên, người dân tộc thiểu số, nhóm nòng cốt tại cộng đồng. Các đại biểu đã thảo luận, rà soát kế hoạch sản xuất kinh doanh, hoạt động của các HTX, THT; xác định những khó khăn cần giải quyết; đưa ra các giải pháp xây dựng liên kết hợp tác với doanh nghiệp, đối tác và đã vận động sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các bên liên quan khác. Theo đó, Ban Quản lý duy trì hoạt động 02 nhóm nòng cốt cộng đồng gồm 6 thành viên/nhóm ở 02 xã: Đông Sang, huyện Mộc Châu; Chiềng Xuân, huyện Vân Hồ.
 
 
Ban Quản lý tổ chức 6 hội nghị bàn tròn cấp xã, qua đó đã tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động, sản xuất, kinh doanh của các THT, HTX những nội dung thuộc cấp xã giải quyết; đồng thời khuyến nghị những vấn đề cần thảo luận, tháo gỡ khó khăn ở cấp cao hơn với sự tham gia của 180 đại biểu; 02 hội nghị bàn tròn cấp huyện với sự tham gia của 75 đại biểu. Nhiều những khó khăn, vướng mắc của THT, HTX được thảo luận và giải quyết như: Thiếu vốn sản xuất, giao đất giao rừng, thiếu kỹ thuật sản xuất rừng và trang trại, đầu ra sản phẩm, chứng nhận…
 
 
Đã có 02 hội nghị bàn tròn cấp tỉnh được tổ chức với sự tham gia của 80 lãnh đạo Ban Quản lý Trung ương; lãnh đạo Hội ND tỉnh, các sở, ngành liên quan, các huyện, xã có Chương trình FFF, đại diện các THT, HTX, doanh nghiệp. Hội nghị đã thảo luận, rà soát các chủ trương, chính sách, dự án hỗ trợ các hộ, nhóm hộ, THT, HTX trồng rừng tại tỉnh, huyện, xã; rà soát, thảo luận những khó khăn của các THT, HTX và đưa ra giải pháp cũng như kế hoạch nhân rộng mô hình và sự phối hợp của các cơ quan liên quan.
 
 
Ban Quản lý còn phối hợp tổ chức cuộc họp tư vấn liên ngành cấp tỉnh nhằm tư vấn, hỗ trợ thực hiện Chương trình FFF hiệu quả, chia sẻ thông tin, kết quả nghiên cứu, chính sách mới, chương trình dự án đang triển khai… với sự tham gia của 15 đại biểu là lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh, đối tác đào tạo, một số doanh nghiệp liên kết, hợp tác xây dựng chuỗi sản phẩm.
 

Để tăng cường khả năng kinh doanh, tiếp cận thị trường và tài chính trong các THT, HTX gắn với bình đẳng giới và chuỗi giá trị, Ban Quản lý đã tổ chức khóa tập huấn cho 20 cán bộ Hội, thành viên THT, HTX, các thúc đẩy viên về quản lý rủi ro và ươm mầm kinh doanh cho các tổ chức làm rừng và trang trại, các nhóm hộ nông dân sống dựa vào rừng; lớp tập huấn kỹ thuật trồng và bảo vệ rừng, chế biến lâm sản, kỹ thuật lâm sinh... gắn với phát triển lâm sản ngoài gỗ, tre nứa, dược liệu, nuôi ong, nấm, trồng hoa trên cảnh quan rừng và du lịch nông nghiệp, cộng đồng với 25 đại diện THT, HTX tham gia.
 
 
Ban Quản lý tổ chức 02 lớp tập huấn cho thúc đẩy viên/giảng viên nông dân (TOT) về Nông nghiệp hữu cơ và hệ thống bảo đảm có sự tham gia (PGS), quản lý chất lượng nội bộ cho sản xuất hữu cơ, 80 người là cán bộ Hội ND tỉnh, huyện, xã và đại diện THT, HTX tham gia; 02 lớp tập huấn về kỹ năng sử dụng máy tính, điện thoại thông minh, Internet, sử dụng QR cho 60 đại diện THT, HTX.
 
 
Ban Quản lý còn phối hợp hỗ trợ HTX, các nhóm hộ tham gia 03 triển lãm sản phẩm, hội nghị khách hàng, kết nối thị trường, nhà sản xuất, xúc tiến thương mại, kết nối HTX với sàn giao dịch điện tử và hội thảo kiến thức để chia sẻ các phương pháp hay nhất và công nghệ tiên tiến; tổ chức 02 chuyến tham quan, trao đổi học tập để tìm hiểu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các THT, HTX tham gia vào FFF và các mô hình phát triển rừng và trang trại từ các địa phương khác nhau, tìm hiểu các tác nhân trong chuỗi giá trị, các mô hình thành công trong và ngoài tỉnh.
 
 
Nhằm cải thiện cảnh quan, giảm thiểu, thích ứng, chống chịu đối với biến đổi khí hậu thông qua việc tham gia trực tiếp của các THT, HTX và lồng ghép với các biện pháp sinh kế tổng hợp, Ban Quản lý phối hợp với Ban quản lý Trung ương tổ chức hội nghị tập huấn truyền thông nâng cao nhận thức cho cán bộ Hội ND, HTX về tác động của biến đổi khí hậu, phát thải khí nhà kính, vai trò của rừng trong giảm thiểu CO2, kỹ năng liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý rừng bền vững và các biện pháp canh tác thân thiện môi trường như: Canh tác hữu cơ, đa dạng sinh học, canh tác nông lâm nghiệp dựa vào hệ sinh thái… với 30 thành viên tham gia.
 
Ban Quản lý tổ chức khóa tập huấn cho 20 cán bộ Hội, thành viên THT, HTX, các thúc đẩy viên về quản lý rủi ro và ươm mầm kinh doanh cho các tổ chức làm rừng và trang trại, các nhóm hộ nông dân sống dựa vào rừng.

 
Ban Quản lý còn tổ chức chuyến thăm quan, trao đổi để học tập và chia sẻ kinh nghiệm về các mô hình cảnh quan phục hồi trước biến đổi khí hậu tại huyện Mộc Châu với 20 hội viên tham gia. Đồng thời, xây dựng 03 mô hình sinh kế phát triển rừng và cảnh quan rừng thích ứng với biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai; thành lập THT bảo vệ, quản lý, phát triển rừng bền vững và du lịch cảnh quan rừng tại 2 huyện Vân Hồ, Mộc Châu; 03 mô hình làm giàu rừng, đa dạng sinh học, nông lâm kết hợp, canh tác hữu cơ cho HTX/FFPO tại các xã: Đông Sang (huyện Mộc Châu), Chiềng Xuân, Tân Xuân (huyện Vân Hồ).
 
 
Nhằm cải thiện và bình đẳng việc tiếp cận các dịch vụ văn hóa và xã hội, Ban Quản lý đã hỗ trợ HTX du lịch Bản Áng (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu) duy trì, phát huy các dịch vụ văn hóa xã hội cho thành viên như: Lễ hội, điệu hát, múa truyền thống, trang phục, phong trào thể dục, thể thao, phong trào dân vũ, nâng cao sức khỏe và tinh thần đoàn kết cho cộng đồng gắn với gìn giữ các giá trị văn hóa bản địa…
 

Ban Quản lý còn xây dựng và thực hiện chiến lược truyền thông của FFF, Hội ND, HTX để vận động chính sách và nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và phát triển rừng bền vững, nâng cao giá trị rừng và cảnh quan rừng, quan tâm thực hiện bình đẳng giới, nâng cao vai trò của phụ nữ, thanh niên, người dân tộc thiểu số.
 
 
Ban Quản lý đã hỗ trợ, tư vấn thực hiện 12 dự án nhỏ của 3 huyện như: “Hỗ trợ HTX, THT xây dựng mô hình du lịch trải nghiệm, mô hình nông nghiệp hữu cơ gắn với công tác bảo vệ rừng tại xã Đông Sang, huyện Mộc Châu” của Hội ND huyện Mộc Châu; “Xây dựng mô hình cây hông trên diện tích rừng đặc dụng kết hợp đa dạng hóa các sản phẩm nông lâm nghiệp, tiếp cận thị trường nâng cao đời sống cho thành viên HTX 269 xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ” của Hội ND huyện Vân Hồ; nuôi gà đen H’mông bản địa dưới tán rừng kết hợp với bảo vệ rừng phòng hộ cho các thành viên HTX Chà Mạy (xã Long Hẹ, huyện Thuận Châu).
 
 
Thời gian tới, Ban Quản lý đẩy mạnh tuyên tuyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể về mục tiêu, mục đích, ý nghĩa, nội dung hoạt động và tầm quan trọng của dự án; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách của Trung ương, của tỉnh về phát triển nông nghiệp; hỗ trợ THT, HTX tiếp cận các nguồn vốn vay (Quỹ HTND, nguồn uỷ thác ...) và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. 


Chương trình FFF 2 tại tỉnh đã hỗ trợ 8 HTX, THT, các nhóm hộ nông dân sản xuất rừng và trang trại của tỉnh với 177 thành viên gồm: HTX Bản Áng (du lịch homestay, trồng rau) xã Đông Sang, huyện Mộc Châu với 16 hộ thành viên; HTX Nông lâm nghiệp (Rau hữu cơ, bảo vệ rừng), xã Đông Sang, huyện Mộc Châu với 15 hộ thành viên; HTX rau tự nhiên, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu với 30 hộ thành viên; HTX cây ăn quả hữu cơ Vân Hồ, xã Chiềng Xuân, huyện Vân Hồ với 7 hộ thành viên; HTX Tiến Thành (cây ăn quả), xã Chiềng Xuân, huyện Vân Hồ với 29 hộ thành viên; HTX 269 (trồng, bảo vệ rừng, chế biến lâm sản) xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ với 56 thành viên; HTX A Cao, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ với 7 thành viên; HTX Chà Mạy, xã Long Hẹ, huyện Thuận Châu với 17 thành viên.

Tin cùng chuyên mục
1 2 3 4 5  ... 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 19
  • Hôm nay: 977
  • Trong tuần: 41 048
  • Tất cả: 22527236